Tiếp nối chuỗi hội thảo trong triển khai đề án 319/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/12/2023 Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức diễn đàn tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội. Diễn đàn có sự tham gia của trên 300 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các Viện, trường Đại học; Hiệp hội TMĐT, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đại diện các sàn TMĐT; các Công ty về công nghệ chống hàng giả tại Việt Nam.
Ngày nay từ trẻ nhỏ đến người già ai cũng có thể tham gia bán hàng qua mạng với tệp khách hàng rộng khắp toàn quốc. Hàng hóa được vận chuyển (ship hàng) tới tận tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng vì thế đã phá vỡ việc chống hàng giả của các cơ quan chức năng theo cách truyền thống đã giúp cho nạn hàng giả diễn biến hết sức phức tạp với quy mô chưa từng thấy.
Tham gia diễn đàn tổng cộng có 12 doanh nghiệp chuyên về công nghệ được ban tổ chức mời giới thiệu giải pháp công nghệ của mình để trình bày trước hội nghị.
Đến với diễn đàn, ngoài việc giới thiệu giải pháp công nghệ Chống Giả BG Công ty còn là đơn vị duy nhất có bài tham luận với nội dung “CÁC GIẢI PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ NGĂN CHẶN ĐƯỢC VẤN NẠN HÀNG GIẢ NÓI CHUNG VÀ TRÊN TMĐT NÓI RIÊNG".
Sau đây là tóm tắt nội dung của bài tham luận:
Tem chống hàng giả (CHG) và tem truy xuất nguồn gốc với vấn nạn tem giả.
Tem CHG có nhiệm vụ chống hàng giả nhưng chính chúng cũng bị làm giả một cách dễ dàng, do vậy chính tem CHG tiếp tay cho vấn nạn hàng giả ngày càng hoành hoành (xem phóng sự VTV về vấn nạn tem chống hàng giả). Ngày nay chúng ta đang trong kỷ ngyên số, với sự bùng nổ của CNTT cho ra đời các giải pháp công nghệ số là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn nạn hàng giả này. Tuy vậy muốn thực sự ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chống hàng giả, và tránh lãng phí tiền bạc mà vẫn không ngăn chặn được vấn nạn hàng giả thì tất cả các giải pháp tem CHG ứng dụng công nghệ số cần phải đáp ứng được các quy định “tối thiểu” sau:
- Giải pháp chống hàng giả phải có hàm lượng khoa học, được hội đồng khoa học đánh giá để đảm bảo có khả năng chống được hàng giả ở mức tối thiểu nhất. Cụ thể như sau:
- Nội dung mã QR không phải là 1 đường link tới trang web: Tem CHG có nội dung QR là 1 đường link của trang web (như https:// hoặc www.) là giải pháp rất đơn giản không có hàm lượng khoa học nào để chống được nạn hàng giả. Chỉ cần người có trình độ cơ bản về CNTT cũng có thể tạo ra được và chính chúng cũng dễ dàng bị làm giả, bị hacker tấn công, làm giả mạo dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau….
- Với mỗi giải pháp công nghệ chống hàng giả phải có app riêng không sử dụng chung các app khác để quét mã QR (như Zalo, app chụp ảnh trên điện thoại di động, các ứng dụng quét mã QR khác trên mạng xã hội). Các giải pháp chống hàng giả này không có giá trị gì trong việc chống hàng giả vì chúng quá đơn giản đến mức app nào cũng đọc được thông tin sản phẩm do vậy chính giải pháp đó cũng không thể bảo vệ được dữ liệu cho hàng hóa mà nó bảo vệ. Các giải pháp cho phép sử dụng các ứng dụng trên mạng xã hội (như Zalo và các ứng dụng cho phép quét mã QR khác) để kiểm tra hàng giả còn tạo cho người tiêu dùng sự nhầm lẫn mất cảnh giác dễ mua phải hàng giả do vậy chính nó là tác nhân tiếp tay cho hàng giả phát triển.
- Tem Chống hàng giả phải đăng ký SHTT và được công bố để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và phân biệt khi mua hàng.
- Do hàng hóa lưu thông trên thị trường rất đa dạng và phức tạp, mức độ bị làm giả cũng khác nhau. Những mặt hàng liên quan sức khỏe, có giá trị cao, có thương hiệu bị làm giả cao hơn các mặt hàng khác. Chẳng hạn các mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, dược phẩm… là các mặt hàng cần quan tâm và yêu cầu cao hơn. Do vậy cũng cần phân loại cấp độ, nguy cơ bị làm giả cao thấp khác nhau. Trên cơ sở đó sẽ có các mức độ ưu tiên cần phải chống hàng giả cho nó khác nhau.
Trách nhiệm của nhà sản xuất trong Chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng
Ngày nay với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ đã cho ra đời các giải pháp công nghệ để chống lại vấn nạn hàng giả, phần còn lại để chống được nạn hàng giả thuộc về nhà sản xuất vì:
- Chỉ có nhà sản xuất mới chủ động để chống lại được việc làm giả sản phẩm của mình khi chúng lưu thông trên thị trường. NSX cũng cần chứng minh cho người tiêu dùng biết đó là sản phẩm của mình hay đó là hàng giả, NTD không thể biết được vì người tiêu dùng luôn ở vị trí bị động.
- Để chống được hàng giả phải chống từ trong ra (tức là ngay từ khi sản phẩm còn trong nhà sản xuất) cho đến khi người tiêu dùng mua nó. không thể biết hàng giả để né tránh.
Phối hợp triển khai đề án 319/QĐ-TTg
Để triển khai đề án hiệu quả với sự bám sát theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ cần có sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi (như QLTT, ban 389…) với các tổ chức và doanh nghiệp có năng lực về công nghệ (nơi tạo ra các giải pháp công nghệ) để xây dựng các chính sách và phương hướng thực thi chống nạn hàng giả sát thực tiễn.
Trân trọng cảm ơn hội nghị!
Phát biểu kết luận, Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình khẳng định tầm quan trọng của Diễn đàn đối với lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên TMĐT nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
Tham khảo Link bài viết về diễn đàn của Tổng cục Quản lý Thị Trường